Khoảng 100 năm trước, người sáng lập trường - thầy Yoshiki Ichimura đã lấy câu “Nhất nhân cách, nhì kỹ năng” làm nòng cốt tinh thần xây dựng trường.
Thầy Ichimura đã cảnh báo về việc giáo dục chỉ sa đà vào nhồi nhét kiến thức và đề xướng việc nuôi dưỡng “nhân cách” con người, bởi học được một cách thấu đáo “tính người” là quan trọng hơn hết.
Lời dạy này giờ đây lại bắt đầu tỏa sáng lấp lánh một lần nữa.
Hiện nay, thế giới đang diễn ra những sự thay đổi to lớn.
Nhờ sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật, cơ cấu nền công nghiệp đã thay đổi một cách mạnh mẽ và quá trình toàn cầu hóa lấy kinh tế làm trung tâm đã và đang không ngừng phát triển. Tuy nhiên, quá trình toàn cầu hóa nhanh chóng này cũng đem đến những rắc rối, bất an không chỉ cho nền kinh tế mà cho cả nền chính trị.
Chính trong thời đại với nhiều những bất ổn như hiện nay thì việc lấy “con người” làm trung tâm của giá trị lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Và trường chúng tôi cũng đặt mục tiêu đào tạo “con người” lên hàng đầu theo đúng như những gì đã nêu trong tinh thần kiến tạo nhà trường.
Hơn nữa, cũng chính trong thời đại này, năng lực cần học tập trong trường đại học cũng khác với truyền thống, nó không phải là việc học tập những kiến thức sẵn có để áp dụng vào cuộc sống xã hội, mà nó là năng lực thích ứng linh hoạt với những hoàn cảnh mới.
Trong thời đại toàn cầu hóa, chúng tôi lấy việc bồi dưỡng nhân tài “đóng vai trò tích cực trên toàn cầu, nhất là Châu Á” làm mục tiêu giáo dục thứ hai của trường, tích cực tiếp nhận lưu học sinh từ Châu Á và cho tới lúc này trường đã tạo ra một môi trường để sinh viên người Nhật và lưu học sinh hợp tác và cạnh tranh để trưởng thành.
Tôi thật lòng mong rằng trường chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển với tư cách là một ngôi trường có nguồn gốc từ Inuyama, nơi có tự nhiên và văn hóa phong phú, hoàn thiện một môi trường có thể tư duy sự vật sự việc một cách toàn cầu để những người trẻ tuổi tràn đầy lòng hiếu kỳ tụ họp.
Sơ lược tiểu sử của thầy hiệu trưởng
Chuyên môn: | Luật quốc tế - Luật kinh tế quốc tế |
---|---|
Trình độ học vấn: | Hoàn thành tín chỉ Bậc tiến sĩ Hệ cao học Khoa Luật Đại học Nagoya, năm 1975 |
Lý lịch sơ lược (quá trình công tác): |
Năm 1992 Giáo sư Khoa luật Đại học Nagoya Năm 2004 Chủ nhiệm khoa Luật Đại học Nagoya (đến năm 2006) Năm 2006 Thành viên Ban giám hiệu, Phó hiệu trưởng Đại học Nagoya (đến năm 2012) Năm 2012 Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế Nagoya Năm 2017 Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Nagoya |
Tác phẩm chủ yếu | “WTO và nhân quyền”, tác giả, đăng trên ‘Tuyển tập luận văn pháp luật và chính trị Đại học Nagoya’ số 202, năm 2004. “Ý nghĩa của việc hợp nhất khu vực trong trật tự kinh tế quốc tế”, tác giả, đăng trên ‘Tạp chí Jurist’ số 1254, năm 2003. “Hiện trạng và thách thức của WTO”, tác giả, đăng trên ‘Báo cáo hàng năm Hội học thuật Luật kinh tế quốc tế Nhật Bản số 12’, năm 2003. “Luật quốc tế’, đồng tác giả, xuất bản lần thứ 5, nhà xuất bản Yuhikaku, năm 2009. ‘Luật kinh tế quốc tế ấn bản mới’, đồng tác giả, nhà xuất bản Seirin Shoin, năm 1996. |
Hội học thuật tham gia: | Hội viên Hội học thuật Luật quốc tế Hội viên Hội học thuật Luật kinh tế quốc tế Nhật Bản |
Đại học Kinh tế Nagoya
(khuôn viên Inuyama)
61-1 Uchikubo, thành phố Inuyama, tỉnh Aichi 484-8504
TEL. 0568-67-0511 (đại diện)